Tự Do Ngôn Luận cho VN

May 25, 2010

“Sự kiện Ngô Quang Kiệt”: Kỳ 2 – Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh

Filed under: Tôn Giáo,Vietnam — tdnl @ 2:43 pm

Wednesday, 19 May 2010 04:59 Nữ Vương Công Lý

Những ngày qua, lá thư giã biệt của Đức cha Ngô Quang Kiệt, bài trả lời phỏng vấn đài RFA của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục Thanh Hóa, và nhất là sự kiện Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt ra đi bất ngờ vào đêm 12/5 vừa qua, khiến cho công luận hết sức hoang mang. Đâu là giá trị thật của những thông tin được loan tải trên các trang mạng trong suốt thời gian qua về sự đi ở của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt?

Nếu tinh ý, người ta sẽ gặp thấy những mâu thuẫn, những ẩn ý trong các lời phát biểu của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, từ bài trả lời phỏng vấn trang WHĐ, cho tới lá thư từ biệt; từ những lời của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, những phát biểu của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt về việc đi hay ở của ngài cho tới các văn thư bổ nhiệm của Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó với quyền kế vị.

Trong bức thư từ biệt, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã viết: “Thực ra, khi tôi đề cập tới vấn đề này, các bộ liên quan đều phản đối. Nhưng, khi tôi trực tiếp đệ đơn lên Đức Thánh Cha, ngài đã cảm thông và với tấm lòng hiền phụ, ngài đã chấp nhận. Cùng với đơn xin từ nhiệm, tôi cũng xin Tòa Thánh tìm người kế vị và Tòa Thánh đã tuyển chọn đức cha Nhơn”.

Ở đây, cần để ý quá trình bổ nhiệm một vị giám mục được qui định trong Giáo luật như thế nào. Điều này, chính Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã một lần nói tới trong cuộc trả lời phỏng vấn của WHĐ: “Thông thường việc bổ nhiệm giám mục gồm những bước cơ bản như sau. Bước thứ nhất: Khi có nhu cầu, giám mục địa phương đệ trình lên Tòa Thánh kèm với một danh sách các ứng viên thích hợp. Bước thứ hai: Tòa Thánh cứu xét bằng tham khảo ý kiến của nhiều người có uy tín về các ứng viên. Bước thứ ba: các cơ quan hữu trách (khá nhiều) cùng với các vị cố vấn họp lại, căn cứ vào các thông tin thu lượm được để duyệt xét và quyết định chọn vị xứng đáng và thích hợp nhất trong số các ứng viên. Trường hợp không tìm được ứng viên xứng đáng, sẽ trả lời và yêu cầu vị Bản quyền địa phương làm lại danh sách và tiến hành lại từ bước thứ nhất. Bước thứ tư: Nếu tìm được ứng viên thích hợp, sẽ phải hỏi ý kiến đương sự có đồng ý chấp nhận hay không. Bước thứ năm: Đức Thánh Cha chính thức bổ nhiệm và chọn ngày công bố”.

Có một điều chắc rằng Đức cha Kiệt không bao giờ đề cử Đức cha Nhơn – một vị Giám mục đã 72 tuổi làm người kế vị mình.

Lời từ biệt của Đức TGMHN Giusse Ngô Quang Kiệt

Việc Đức cha Kiệt làm đơn từ chức chắc chắn phải xảy ra sau khi Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi có một thực tế rằng trong Văn thư bổ nhiệm của Tòa thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó và nghị định thư của Bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc về việc tuyển chọn Đức cha Nhơn, có nói rõ rằng: “Để giúp cho thiện ích thiêng liêng của dân Chúa trong Tổng Giáo phận của mình được dồi dào và phong phú hơn, Đức cha đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, đã xin Tòa Thánh thương ban cho ngài một Tổng Giám mục Phó”. Sắc lệnh của Đức Giáo hoàng về việc bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó cũng nói rõ: “Thói quen của các Đấng kế vị Phêrô là nhận lời các vị lãnh đạo trong Giáo hội khi các ngài xin được giúp đỡ với lý do chính đáng. Lúc này, Hiền đệ đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã xin cho mình một Tổng Giám mục Phó để có thể lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên”.

Như vậy, việc Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm đơn xin một vị Tổng giám mục Phó để giúp đỡ ngài là có thật và Tòa Thánh đã nhận lời. Tuy nhiên, việc ngài có đề cử Đức cha Nhơn theo qui định của Giáo luật hay không thì có điều chắc chắn rằng ngài đã không đề cử, bởi nếu ngài đã đề cử thì ngài đã không nói với các linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội, trong cuộc gặp với các linh mục vào tối 6/5/2010 rằng: “Khi nghe Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn thì tôi vừa mừng vừa sợ… tôi sẽ bàn giao ngay vì một Giáo phận không thể có hai đầu”.

Có một điều chắc rằng Tòa Thánh đã không hỏi ý kiến Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt có đồng ý Đức cha Nhơn ra Hà Nội hay không, một điều thuộc về nguyên tác khi bổ nhiệm cần có đã bị bỏ qua vì lý do gì?.

Cần nhớ rằng theo các văn kiện của Tòa Thánh, Đức cha Kiệt chỉ làm đơn xin Tổng Giám mục Phó để giúp đỡ ngài (và ngài đã đề cử 3 ứng viên do ngài chọn, không có Đức GM Nguyễn Văn Nhơn) chứ không có việc xin người để thay thế ngài.

Không biết có phải vì điều này hay không mà nhiều lần Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với một số các linh mục tới thăm ngài tại Châu Sơn rằng: “Tôi sợ lắm, tôi bị lừa nhiều lần”?

Theo một nguồn tin chắc chắn, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã ba lần làm đơn từ chức và chưa lần nào trong đơn ngài nêu lý do từ chức vì “sức khỏe”. Hai lần trước đây, ngài gửi tới các bộ có liên quan và bị từ chối và như ngài đã viết trong tâm thư “các bộ liên quan đều phản đối”, “các giám mục Giáo tỉnh Miền Bắc cũng làm đơn gửi Tòa Thánh giữ ngài ở lại”. Sau đó, ngài được gợi ý làm đơn xin Tổng Giám mục phó giúp đỡ ngài. Ngày 9/12/2009, ngài đã làm đơn xin Tổng Giám mục phó kèm theo danh sách những ứng cử viên ngài tuyển chọn. Trong số các ứng viên không hề có Đức cha Nhơn và ngay ngày 8/3/2010, ngày ngài có Giám mục Phó cũng là ngày ngài bị buộc làm đơn từ chức.

Ngài viết trong bức tâm thư: “Tôi thật có lỗi với anh chị em vì đã làm đơn từ chức”. Việc ngài bất ngờ từ chức khi vừa có vị giám mục phó khiến ngay cả Đức cha Linh, trong bài phỏng vấn đài RFA cũng phải thốt lên: “Chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ngài lại từ chức vào lúc này…” và: “…có những người họ có cả một kế hoạch, ngay cả có kịch bản làm cho giáo hội Việt Nam tan nát.”.

Câu chuyện Đức cha Giuse phải rời khỏi Hà Nội còn rất nhiều điều phải làm sáng tỏ. Tại sao ngài lại phải bất ngờ ra đi ngay trong đêm 12/5/2010, trong khi ngày 13/5/2010 là ngày ngài được Tòa Thánh chính thức chấp nhận đơn từ chức? Tại sao từ ngày nhận chức ở tòa TGMHN đến nay, TGM Nguyễn Văn Nhơn hầu như không rời căn phòng đóng kín của mình mà sáng 11/5/2010, ngài đã phải dậy đi từ rất sớm đến Châu Sơn – Ninh Bình đến nỗi khi Đan Viện Xito Châu Sơn được thông báo thì Ngài đã đến gần Châu Sơn để “tha thiết mời Đức Tổng về HN”? Ai lo giấy tờ thủ tục xuất cảnh cho ngài?

Dù thế nào thì có một điều chắc chắn mà ai cũng biết việc Đức cha Giuse phải ra đi đã được bắt đầu từ cái Nghị quyết quái đản của chính quyền Hà Nội bằng con đường ngoại giao mà tờ quyết định Đức cha Kiệt phải ra khỏi Hà Nội đã được Tòa thánh gửi về Bộ Ngoại giao Hà Nội từ giữa tháng 3/2010. Việc Đức cha Nhơn ra Hà Nội là “được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ” và vị tiền nhiệm đáng kính của Đức cha Nhơn là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã không hề được hỏi ý kiến có đồng ý chấp thuận đức cha Nhơn hay không”.

Văn thư bổ nhiệm nói rõ: “Tòa Thánh đã chỉ định Đức cha Nhơn”. Vậy Tòa Thánh ở đây là những ai? Thế lực nào đang muốn biến Giáo hội Công giáo Việt Nam đi theo đường hướng “Phúc âm, Dân tộc, Chủ nghĩa Xã hội”? Nếu thế lực này cứ tiếp tục tồn tại, khuynh loát HĐGMVN và Giáo hội Việt Nam thì sẽ để lại một hậu quả khôn lường.

Nữ Vương Công Lý
http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=920:he-lo-su-that-qua-van-kien-chinh-thuc-&catid=74:cong-ly-va-su-that&Itemid=265

May 24, 2010

ĐẢO CHÁNH Ở TGP HÀ NỘI NGÀY 22-4-2010

Filed under: Tôn Giáo,Vietnam — tdnl @ 2:47 pm

Thiên Hạ Sự

Người nào đánh đổi quyền tự do căn bản để có sự bình an tạm thời, người đó không xứng đáng được hưởng sự tự do cũng như sự bình an.” Benjamin Franklin

Những ai có mặt ở Sàigòn trước cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963 lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chấm dứt chế độ hợp pháp miền Nam đều nhớ rõ cái không khí căng thẳng của những tháng ngày trước đó. Tin đồn và tin đồn. Đảo chánh và chống đảo chánh. Hết Bravo I đến Bravo II… cho đến khi tên đao phủ Henry Cabot Lodge Jr. gật đầu, bật đèn xanh cho đám tướng lãnh phản loạn do Dương Văn Minh cầm đầu hành động. Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết hại, chế độ Đệ I Cộng Hòa cáo chung vì tinh thần yêu nước, tự do và độc lập của người lãnh đạo quốc gia Việt Nam không còn phù hợp, nếu không muốn nói là một trở ngại lớn cho chánh sách toàn cầu của Hoa Kỳ. Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã tự tay ký bản án tử hình cho mình khi từ chối lời yêu cầu đưa quân đội Mỹ vào miền Nam để chống quân xâm lăng Cộng Sản miền Bắc!

Từ tháng 12-2007, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng tạo cho mình mọi sự rắc rối dẫn đến “bịnh mất ngủ” chỉ vì làm đúng trách nhiệm của một chủ chiên, một công dân biết tôn trọng công lý và hòa bình: “Xin anh chị em hãy tích cực cầu nguyện để những nơi tôn nghiêm của tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội đồng Giám mục được đáp ứng và những sinh họat tôn giáo được thuận lợi, góp phần xây dựng xã hội, đặc biệt khuôn mặt của thủ đô được tốt đẹp.

Lời kêu gọi đã được giáo sĩ và giáo dân Hà Nội đáp ứng nhiệt thành, với những buổi hiệp thông thắp nến cầu nguyện có hàng ngàn, hàng chục ngàn người tham dự, ngay cả những lương dân không phải là công giáo. Hẳn nhiên, tập đoàn cầm quyền Bắc Bộ Phủ không để yên. Lực lượng “quần chúng tự phát” gồm công an, cảnh sát, và du đãng có biên chế nhà nước tấn công, đánh đập, đàn áp. Giáo dân vẫn không sờn lòng, tay không tiếp tục cầu nguyện, bất bạo động. CSVG lo âu.

Ngày 30-01-2008, Vatican can thiệp “cứu bồ!” Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Hồng Y Crescensio Bertone, gởi thơ cho TGM Ngô Quang Kiệt “Xin Đức Cha can thiệp để tránh những cử chỉ có thể gây rối trật tự công cộng!

Ngày 01-02-2008, TGM Ngô Quang Kiệt viết thư cho giáo sĩ và giáo dân Hà Nội loan báo tin “tan hàng, cố gắng” theo yêu cầu của Vatican: “Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết quả. Sau những căng thẳng, đã có đối thoại giữa Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục Việt Nam với các vị lãnh đạo cấp cao của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp.

Rõ ràng Vatican xem việc làm của Đức Cha Ngô Quang Kiệt và giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội, không phải vì công lý và hòa bình, mà là hành động phá rối trật tự có hại cho ước muốn bang giao giữa hai quốc gia, đặc biệt là quốc gia Vatican. Vậy đã có sự tương đồng về não trạng giữa Vatican và Cộng Sản Việt Gian, nếu không muốn nói là có sự sắp xếp, mặc cả trước.

Sau đó, tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và nhà nước CSVG chẳng những không sáng sủa hơn mà trở nên căng thẳng thêm. Một mặt, CSVG qua Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND Hà Nội, áp lực HĐGMVN bằng mọi cách để “đẩy ông Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội” và mặt khác, tìm cách chuẩn bị đưa người “thân tín” vào trám chỗ. “Bịnh mất ngủ” của Đức Cha Ngô Quang Kiệt bắt đầu xuất hiện.

Tin đồn Đúc Cha Ngô Quang Kiệt “từ chức vì lý do sức khỏe” được thành viên của HĐGMVN đưa ra, lửng lửng, lờ lờ để thăm dò dư luận. Người ta đề cập tới “các ứng viên sáng giá” cho chức vụ Tổng Giám Mục Hà Nội trong đó có GM Nguyễn văn Nhơn, GM giáo phận Đà Lạt, hiện là chủ tịch HĐGMVN; GM Bùi Văn Đọc, giáo phận Mỹ Tho, nổi tiếng với câu nói “Chúng con không biết ăn nói” và “đừng yêu cầu chúng tôi thù ghét người Cộng Sản;” GM Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Sàigòn, nổi tiếng hùng biện, giảng hay trước khi được chọn làm giám mục phụ tá, nhưng từ đó thì im lặng, khép vào khuôn phép của chính ủy Tổng Đại Diện Huỳnh Công Minh.

Giống như tình hình ở Sàigòn vài tháng trước ngày đảo chánh 01-11-1963, tin đồn về người sẽ thay thế TGM Ngô Quang Kiệt trở nên “có trọng lượng” (từ ngữ của Việt Cộng) sau ngày TGM Ngô Quang Kiệt đi Roma chữa bịnh, ngày 04-03-2010.

Bất thình lình ngày 09-04-2010, Đức Cha Ngô Quang Kiệt trở về Hà Nội trong lúc HĐGMVN đang họp bàn “chuyện nhân sự của Giáo hội” ở Vũng Tàu. Theo mạng Nữ Vương Công Lý, sự trở về của Đức Cha Kiệt “đã phá tan một âm mưu diễn biến hòa bình của CSVN đối với Giáo Hội Việt Nam”. HĐGMVN “hụt hẩng” vì sự trở về đột ngột này.

Ngày 22-4-2010, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã bổ nhiệm GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng Giám Mục Phó TGP Hà Nội với quyền kế vị. Đây là lần đầu tiên CSVG đã chấp thuận cho Tòa Thánh bổ nhiệm một TGM Phó với quyền kế vị cho một Tổng Giáo Phận ở Việt Nam. Ở vai trò giám mục giáo phận Đà Lạt trong những năm qua, GM Nguyễn Văn Nhơn đã khéo léo gây được sự tín nhiệm của CSVG bằng những lời tuyên bố vô thưởng vô phạt làm “tốt đời, đẹp đạo,” ngay cả khi tài sản đất đai của giáo phận bị cưỡng chiếm (Giáo Hoàng Học Viên). Tập đoàn thống trị Hà Nội đã nhìn thấy nơi GM Nguyễn Văn Nhơn một người hợp tác tích cực cho đường lối “tự do tôn giáo… theo định hướng xã hội chủ nghĩa” để làm “tốt đời, đẹp đạo!”

Cuộc đảo chánh ở TGP Hà Nội ngày 22-04-2010 thành công nhờ sự cộng tác của ba thế lực:
• Tập đoàn Cộng Sản Việt Gian.
• Quốc Gia Vatican
• Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Trong trường hợp này, Vatican không đóng vai “Tòa Thánh,” đầu não của một “Giáo Hội Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền,” nhưng hành sử như một quốc gia trần thế chỉ biết quyền lợi riêng của quốc gia mình. Không có sự cộng tác tích cực của HĐGMVN thì Vatican và tập đoàn CSVG cũng không thể làm đảo chánh được. HĐGMVN sau 1975 là một tổ chức không hiệp nhất, chỉ chú trọng đến quyền lợi địa phương, giáo phận ai nấy lo, người khác sống chết không cần biết, gồm những giám mục đa số được sự chuẩn y của CSVG, cầu an, nhát sợ (hay hèn nhát, khiếp nhược?), thích được phục vụ thay vì phục vụ, thích làm thầy giảng hơn làm mục tử nhân lành… Tập đoàn CSVG vô thần xem tôn giáo, đặc biệt là công giáo, là kẻ thù phải tiêu diệt bằng mọi cách. CSVG gài người vào các tổ chức tôn giáo để kiểm soát, làm ăng-ten báo cáo… và bề ngoài “có vẻ” nới tay với công giáo để được tiếng là có tự do tôn giáo qua lễ kiệu, xây cất nhà thờ, cho phép giám mục, giáo sĩ tự do xuất ngoại…

Nếu làm “mục vụ” theo nghĩa xây cất, làm lễ, lộng che, xướng hát thì con đường “tu hành” của Đức Cha Ngô Quang Kiệt sẽ rộng thênh thang. Nhưng cha muốn “tu” và “hành” phải đi đôi, muốn thật sự là “mục tử nhân lành,” sống chết với đàn chiên, “chạnh lòng thương” — khẩu hiệu, cha dùng làm khuôn thước hành động khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Lạng Sơn– với những khổ đau của đàn chiên, của dân tộc Việt Nam. Cha muốn thấy một đất nước, một xã hội, một giáo hội có hòa bình trong công lý, quyền tự do của con người được tôn trọng. Cha phạm điều cấm kỵ của xã hội Việt Nam hôm nay, thời cờ đỏ sao vàng. Cha “đi ngược dòng đời”… Bởi đó mà tập đoàn thống trị CSVG ở Hà Nội mới la hét đòi “giết Ngô Quang Kiệt, giết Vũ Khởi Phụng!”

Tháng tư 35 năm trước, 1975, miền Nam tự do mất vào tay cộng sản vì bị đồng minh Hoa Kỳ phản bội. Tháng 4 năm 2010, 35 năm sau, Giáo Hội Việt Nam, tự do của dân tộc Việt Nam bị bán đứng vì quyền lợi thế gian. Trong tháng tư đen này, Giáo Hội Việt Nam thật sự “đồng hành với dân tộc,” cùng chịu khổ nạn với toàn dân…

Trong những năm qua nhiều người dùng hình ảnh “cây gậy và củ cà rốt” để ám chỉ chánh sách của CSVG đối với Vatican và Giáo Hội Việt Nam. CSVG lúc nào cũng sẵn sàng dùng cây gậy thật to để đập nát đầu những người tranh đấu cho tự do, nhân quyền. Còn củ cà rốt là gì? Bang giao Vatican-Hà Nội và cuộc viếng thăm Việt Nam của Đức Giáo Hoàng? Trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay, nhận ăn củ cà rốt nầy chỉ làm lợi cho tập đoàn CSVG. Vatican sẽ hối không kịp.

Những người lãnh đạo GHVN trước nay – giám mục và giáo sĩ – có thói quen dán nhãn hiệu “sáng danh Chúa,” “vì Chúa” cho mọi việc làm, hành động của mình: xây nhà thờ, lễ lạc, kèn trống, kiệu khiên, áo mão… tất cả đều cho Chúa, vì Chúa …

Có thật không?

Nhìn lên bàn thờ, Chúa bị đóng đinh trên thập giá, áo quần tả tơi (thật sự là trần truồng!). Trên cung thánh, người chủ tế áo lễ sặc sỡ, đắt tiền, chén vàng, chén bạc… Ngoài nhà thờ, đàn chiên đói ăn, bịnh tật, bị đánh đập cướp bóc… Có phải vì Chúa, cho Chúa không? Hay tại Chúa ?

Sau ngày đảo chánh thành công, 01-11-1963, cái gọi là Hội Đồng Quân Nhân ”Cách Mạng” chọn Dương Văn Minh làm Quốc Trưởng, khởi đầu cho giai đoạn nhiễu nhương, xáo trộn nhất của Việt Nam Cộng Hòa, và dẫn tới sự cáo chung của chế độ tự do ngày 30-4-1975.

Ngày 22-04-2010, Vatican và HĐGMVN cũng làm “đảo chánh” để làm vừa lòng tâp đoàn CSVG Hà Nội, đưa giám mục Nguyễn Văn Nhơn từ giáo phận Đà Lạt về làm Phó TGM Hà Nội với quyền kế vị. Tương lai Tổng Giáo Phận Hà Nội, Giáo Hội Việt Nam, đất nước Việt Nam sẽ như thế nào? Đây là một thành tích lập để chào mừng Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 350 năm đạo Chúa đến đất nước nầy và 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được chánh thức thành lập?! Riêng Giám mục nghỉ hưu Bùi Tuần, nhờ “Não Trạng Thay Đổi” (VietCathoilic News, ngày 01-05-2009) nên có cái nhìn khác, sẽ mừng vui với sự ra đi của Đức Cha Ngô Quang Kiệt và thành quả cuộc đảo chánh nầy?!

HĐGMVN sẽ trả lời sao khi Chúa hỏi: “Còn em ngươi đâu?!

Thiên Hạ Sự

Thư gửi quý vị độc giả Nữ Vương Công Lý

Filed under: Tôn Giáo,Vietnam — tdnl @ 7:08 am

Chưa bao giờ GHCGVN lại rơi vào thảm trạng như hiện nay, theo đường hướng này, một Giáo hội Công giáo Việt Nam với viễn cảnh “Phúc âm, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” đang hình thành.

Một cơ cấu hàng Giáo phẩm Việt Nam đang bị một nhóm người khuynh loát, dẫn dắt, áp đặt để rồi luôn đồng hành cùng nhà nước vô thần mà bỏ qua sự đồng hành với những người nghèo khổ – Sứ mạng của Giáo hội Công giáo.

Kính thưa quý vị độc giả Nữ Vương Công Lý

Cuối cùng, điều không ai mong cũng đã đến: Đức Tổng GMHN Giuse Ngô Quang Kiệt đã phải rời khỏi vị trí ngai tòa của Ngài tại Tòa TGMHN. Đồng hành với Ngài trong sự kiện đau đớn này, có thêm Đức Giám mục Phaolo Cao Đình Thuyên – Giám mục GP Vinh.

Hai nhân chứng của Sự thật – Công lý – Hòa bình, một già, một trẻ đã từng đồng hành với nhau trên những giai đoạn căng thẳng, khó khăn nhất của Giáo hội, nay lại đồng hành trong sự kiện cùng phải rời bỏ vị trí của mình.

Sự kiện này, dù đã được báo trước, nhưng khi xảy đến vẫn không thể không gây nên một cơn sóng uất hận, chán nản… trong lòng giáo dân và Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Chúng ta là những tín hữu Công giáo, chúng ta nghĩ gì trước sự kiện này?

Trước hết, là những tín hữu Kito, chúng ta yêu mến Thiên Chúa bằng niềm tin bất diệt đã từng được hun đúc, luyện rèn và khẳng định qua hàng trăm năm với bao máu đào của các vị tiền nhân tử đạo.

Vì yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến Giáo hội của Ngài, chúng ta mong muốn một Giáo hội Công giáo như lời Thầy Chí Thánh đã dạy Thánh Phêrô: “Con là Đá và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy” (Mt 16:18).

Vâng! Chúa đã muốn xây Giáo hội trên “đá” chứ không xây trên bùn đất hay một nền móng không vững chắc nào khác.

Chúng ta yêu mến Giáo hội Việt Nam anh hùng, chúng ta yêu thương Giáo hội Việt Nam kiên dũng, chúng ta mong muốn một Giáo hội Việt Nam “Hiệp nhất, thông công, thánh thiện và tông truyền” mà không phải là một giáo hội “Phúc âm, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”

Chính vì vậy, đối với chúng tôi, ngay từ khi đưa lên mạng Nữ Vương Công Lý những thông tin nói lên những sự thật trong lòng Giáo hội, trong đó có cả những sự thật không làm người nghe được hài lòng, được vui tai… thậm chí có người còn cho là làm “chia rẽ Giáo hội”, chúng tôi hết sức cân nhắc, suy nghĩ và cầu nguyện.

Nhưng, như lời Thầy Chí Thánh đã dạy: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32), chính Chúa là Sự thật, nếu đi theo Ngài thì không thể bước ra khỏi đường hướng của Sự thật.

Vì vậy không muốn vẫn cứ phải nói ra, không thích vẫn không thể che đậy.

Là những tín hữu Kitô, trước những sự kiện này chúng ta thấy gì?

Giáo hội Công giáo Việt Nam có lịch sử gần 500 năm truyền giáo, với 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên và 50 năm thành lập Hàng giáo phẩm Việt Nam. Những năm tháng đã qua của Giáo hội Công giáo Việt Nam là một trang sử hào hùng, kiên trung và sống động niềm tin, mạnh mẽ tinh thần dấn thân, hiệp nhất trong giáo hội.

Giáo hội miền Nam, qua cơn dài chinh chiến, nơi được tự do tôn giáo hơn Giáo hội miền Bắc dưới ách ách thống trị kìm kẹp của cộng sản vô thần với đủ loại mưu mô xảo quyệt quyết trục xuất Chúa ra khỏi đời sống con người khi bị cách biệt gần như tuyệt đối với giáo hội hoàn vũ… Nhưng giáo hội dù có đau thương, vẫn kiên trung trên con đường phải trả bằng máu, bằng mạng sống để chứng minh niềm tin của mình.

Rồi đất nước qui về một mối dưới sự cai trị của những người cộng sản.

Những dàn xếp, những xáo trộn, những mưu mô được phô diễn, nhất là lá bài “Quan hệ ngoại giao” giữ nhà nước CSVN và Vatican.

Và chưa bao giờ GHCGVN lại rơi vào thảm trạng như hiện nay, theo đường hướng này, một Giáo hội Công giáo Việt Nam với viễn cảnh “Phúc âm, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” đang hình thành.

Một cơ cấu hàng Giáo phẩm Việt Nam đang bị một nhóm người khuynh loát, dẫn dắt, áp đặt để rồi luôn đồng
hành cùng nhà nước vô thần mà bỏ qua sự đồng hành với những người nghèo khổ – Sứ mạng của Giáo hội Công giáo.

Hội Đồng Giám mục Việt Nam là những ai, ai đã khuynh loát HĐGMVN và như thế nào? Đường dây ma quỷ nào đã len lỏi vào trong Giáo hội Công Giáo, bằng con đường nào?

Thực chất có một điều cần chú ý, đó là gần 30 vị trong HĐGMVN đã phải chấp nhận những lời trách cứ, những lời thán oán… từ cộng đồng dân Chúa khi HĐGMVN đã thể hiện sự nhu nhược, im lặng trước các biến cố của GHCGVN, cũng như các vấn đề liên quan sống còn đến uy tín của HĐGMVN và cá nhân các giám mục.
Nỗi “oan” này của các giám mục, thực chất cũng chẳng có “oan”.

Chỉ vì họ đồng bàn, đồng cảnh và đồng vai trong HĐGMVN nhưng họ đã không lên tiếng hoặc không lên tiếng đủ để thay đổi thực trạng, nhưng lại để cho một nhóm nhỏ trong đó khuynh loát và lèo lái HĐGMVN đi theo hướng ngược lại với những sứ vụ của HĐGMVN.

Tòa Thánh Vatican đã thu hái được gì sau 20 năm “mở đường quan hệ ngoại giao” với CSVN? Ai đã đưa đến Tòa Thánh những thông tin mà nhà nước CSVN đang muốn đưa đến, để lái bàn tay của Đức Thánh Cha đi theo quỹ đạo của họ. Họ là ai?

Thiết nghĩ rằng: Một giáo hội mạnh mẽ, thánh thiện chỉ có thể có khi đứng trên Sự Thật – Công Lý và đi đúng lời Chúa đã dạy vì Ngài “là đường, là sự thật và là sự sống”. Chúng ta cần một giáo hội đúng nghĩa là một Giáo hội theo ý Chúa đã dạy, không cần “những cái mả tô vôi”.

Chúng ta không có mục đích làm chia rẽ Giáo hội, nhưng sự phân định rõ ràng ánh sáng và bóng tối, sự thật và giả dối, ma quỷ và thánh thần… là điều cần thiết, không thể để giáo hữu chúng ta mù quáng đi theo những đường hướng sai lệch để đến một ngày nào đó không còn nhận ra Giáo hội của mình.

Chúa Giêsu đã nói: “Ta đến để đem sự chia rẽ” (Lc 12:51). Thật vậy, cần phải có sự chia rẽ mà Chúa đem đến, tức sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, của Chúa Thánh Thần mới có khả năng giúp cho giáo hội chúng ta, từ giáo dân đến hàng giáo phẩm có cơ hội nhìn nhận lại chính giáo hội của mình mà có đường hướng, cách nghĩ và hành động đúng đắn.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc đã gửi thư đến Nữ Vương Công Lý cần hiểu rõ sự thật vấn đề của giáo hội, theo lời dạy bảo của Website Hội Đồng Giám mục Việt Nam “chỉ nói một nửa sự thật thôi chính là cách nói dối tinh vi và tệ hại nhất”.

Lời của các bậc đáng kính trong GH thể hiện trên Website WHĐ, chúng tôi xin ghi nhớ.

Vì vậy, kể từ những ngày tới, Nữ Vương Công Lý sẽ bạch hóa những phần còn lại về sự thật liên quan đến “Sự kiện Ngô Quang Kiệt”.

Thưa quý vị độc giả

Chúng tôi biết rằng: “Sự thật sẽ mất lòng” nhưng khi chấp nhận nói lên sự thật, thì chúng ta chấp nhận đối diện với thực tế không như những lời tô vẽ xanh đỏ đẹp tươi.

Chúng tôi hết sức chân thành cảm ơn sự đóng góp, các ý kiến và sự ủng hộ của quý vị thời gian qua đối với Nữ Vương Công Lý. Những ý kiến của quý vị, dù hiểu đúng hay hiểu sai chúng tôi, đó cũng là nguồn động viên quý báu cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu rằng, tất cả đều nằm dưới những suy nghĩ thánh thiện bảo vệ Giáo hội và luôn suy tư, lo lắng cho Giáo hội Công giáo Việt Nam được mạnh mẽ và phát triển vững chắc. (Tất nhiên, trừ một vài “đồng chí” cố tình bịt mắt làm ngơ theo mệnh lệnh để xuyên tạc thiện ý của chúng tôi, chúng tôi sẽ có dịp nói tới khi cần thiết).

Chúng tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc, bình an hơn trong việc cất lên tiếng nói của Sự thật, Công lý và chấp nhận những khó khăn, nguy hiểm khi làm được điều gì đó để Giáo hội chúng ta lớn mạnh vững vàng thật sự trước mọi biến cố, hầu đi đúng con đường Thầy Chí Thánh Giêsu đã kêu mời, chỉ hướng cho chúng ta: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32)

Với tinh thần đó, xin anh chị em và các độc giả cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.

Ngày 14/5/2010
Nữ Vương Công Lý

May 21, 2010

TIN VUI HAY TIN BUỒN

Filed under: Tôn Giáo,Vietnam — tdnl @ 6:31 pm

Thiên Hạ Sự

Người nào đánh đổi quyền tự do căn bản để có sự bình an tạm thời, người đó không xứng đáng được hưởng sự tự do cũng như sự bình an.” (Benjamin Franklin)

– Anh ơi, ông cha Nhơn được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám Mục Hà Nội rồi….

Tôi đang cắt cỏ. Tiếng máy chạy xìn xịt không đủ át tiếng nói của nhà tôi. Điều này chứng tỏ bà xã đã… la to lắm, gần như hốt hoảng. Tôi ngừng lại, tắt máy. Chưa kịp hỏi thì nhà tôi nói tiếp:

– Em mới nhận được tin từ X. VietCatholic News cũng đăng tin sáng nay, có cả thông cáo của TGP Hà Hội nữa.

Tôi lặng người trong giấy lát. Tê liệt. Chán chường. Cái cảm giác gần giống như khi nghe tin Dương Văn Minh ra lịnh cho binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng Việt Cộng tháng tư 35 năm trước. Thật sự chúng tôi đã biết tin này từ tối thứ hai 19-04 do một người bạn chuyển gởi một điện thư từ Pháp. Chúng tôi hiệp ý cầu nguyện, mong tin này chỉ là tin… Vịt Cồ, dù điện thư nói “theo nguồn tin rất thân cận từ Tòa Thánh.”

Điện thư nói rõ, Đức TGM Ngô Quang Kiệt sẽ xin từ chức vì “lý do sức khỏe,” vài tháng sau khi GM Nguyễn Văn Nhơn nhận chức Phó TGM Hà Nội, và với quyền kế vị được cả Vatican và nhà cầm quyền Hà Nội chấp nhận, Phó TGM Nguyễn Văn Nhơn sẽ trở thành TGM Hà Nội. Thuận buồm xuôi gió. Êm ru bà rù. Đây cũng có thể là lý do Đức Cha Ngô Quang Kiệt kết thúc chuyến đi trị bịnh tại Roma sau hơn một tháng, theo lịnh Vatican, để cho mọi việc diễn biến… có vẻ thật bình thường!? (Điện thư còn hé lộ thêm Giám mục “không biết ăn nói” Mỹ Tho Bùi Văn Đọc sẽ thay thế Hồng Y “cờ vàng mang tính đối kháng” Phạm Minh Mẫn làm Tổng Gíám Mục Sai Gòn khi Hồng Y về hưu năm nay.)

Lần này tập đoàn cầm quyền Hà Nội có được một TGM rất vừa ý. Giám mục giáo phận Đà Lạt là một trong bốn “ứng viên TGM Hà Nội sáng giá” được dư luận tín hữu công giáo VN nhắc đến từ sau vụ cướp đất Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Đừng quên Vatican là một quốc gia, và về phương cách ngoại giao, Vatican cũng thường dùng đường lối “đi đêm,” “đổi chác” như mọi quốc gia khác. Qua sự bổ nhiệm nầy, Vatican đã không theo truyền thống có từ hơn 15 năm qua là bổ nhiệm giám mục về giáo phận hay vùng sinh quán của mình, nhất là các giáo phận miền Bắc. Giám mục Nguyễn Văn Nhơn sinh ở Đà Lạt, nhưng được lòng tập đoàn cai trị Hà Nội. Yếu tố chánh trị đã thắng thế.

Trong lịch sử hiện tại VN, không phải lúc nào quốc gia Vatican cũng công bằng, cũng đứng về phía dân tộc VN. Đức Giáo Hoàng viếng thăm VN lúc này có lợi cho ai? Dân tộc VN, giáo hội VN, hay đảng CSVG được tiếng là có tự do tôn giáo? Nếu chấp nhận điều kiện của Việt Cộng để tập đoàn cầm quyền Hà Nội “cho phép” mời Đức Giáo Hoàng thăm viếng VN năm nay trong dịp Năm Thánh 2010 đánh dấu 50 HĐGMVN thành lập thì đó là lối suy nghĩ của… đứa bé lên 5, không phải của người trưởng thành đã tròn 50 tuổi! Điều gì có lợi cho Vatican không hẳn có lợi cho dân tộc Việt Nam, giáo hội Việt Nam…

Phó TGM Nguyễn Văn Nhơn 72 tuổi, làm phó cho TGM Ngô Quang Kiệt 58 tuổi, trẻ tuổi nhưng “thiếu sức khỏe” thì dù là Phó TGM nhưng vẫn như là TGM vì có hậu thuẫn của đảng Cộng Sản cầm quyền. Từ nay, Phạm Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch cái gọi là UBND thành phố Hà Nội, và bộ chánh trị đảng quần chúng tự phát có quyền ăn no ngủ kỹ, tha hồ bán đất Nhà Chung cho đại gia đỏ, tài phiệt Tàu Cộng và ngay cả bán nước, không còn sợ giáo dân Hà Nội, Thái Hà cầu nguyện đòi Hòa Bình và Công Lý, tha hồ ban phát ân huệ cho TGP Hà Nội để giáo dân biết ai là chủ nhân ông thật sự của đất nước này!

Tấm ảnh do báo chí, đài truyền hình CSVG phổ biến tháng 8-2009 về cuộc gặp gỡ xã giao của thừa tướng CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng với chủ tịch HĐGMVN, Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, vẫn cứ ám ảnh tôi: hai người bạn cố tri, đồng tâm hợp ý, tay bắt mặt mừng, tôi giúp anh, anh giúp tôi, chúng ta cùng “đồng hành với dân tộc!”

Bức ảnh hé lộ chút nào về đường lối lãnh đạo TGP Hà Nội của GM Nguyễn Văn Nhơn?

Từ đầu năm 2007, sau vụ TGM Stanislaw Wielgus ở Ba Lan bị cáo buộc cộng tác, điềm chỉ viên cho cơ quan Mât Vụ Ba Lan để được hưởng đặc quyền đặc lợi, nhiều tín hữu VN băn khoăn đặt câu hỏi “Ai là Wielgus của Giáo Hội Việt Nam thời cộng sản Việt gian?” Qua thái độ, cách hành sử, phản ứng của HĐGMVN trước những thảm cảnh dân oan bị đàn áp, cướp đất, thánh giá, tượng thánh bị đập phá, đất Nhà Chung, nhà xứ, giáo phận bị cướp bán cho tài phiệt nước ngoài, nhất là việc CSVG hiến dâng đất, đảo và biển cho Tàu Cộng…, câu hỏi không còn là “Có Wielgus trong giáo hội VN hay không?” mà là “NHỮNG NGƯỜI ĐÓ LÀ AI?”

Điều chắc chắn là với Phó TGM/TGM Nguyễn văn Nhơn thì TGP Hà Nội sẽ đồng hành với Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, đạo đời cùng hướng về một mục tiêu… “tốt đời đẹp đạo.” Con đường Hồng Y, áo đỏ trong tầm tay… Cố vấn tôn giáo của Nguyễn Tấn Dũng, một giám mục về hưu, đóng vai trò nào trong “cuộc sắp xếp lịch sử nầy?”

Năm nay, 2010, tập đoàn cầm quyền Hà Nội ăn mừng 1000 năm Thăng Long và Giáo Hội Việt Nam/HĐGMVN kỷ niệm 350 năm đạo Chúa vào đất Việt và 50 năm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được chánh thức thành lập. Tháng 4, 35 năm trước, Việt Nam Tự Do mất vào tay tà quyền Việt Cộng. Chưa đủ, tháng 4 năm nay, 35 năm sau, « sự cố tôn giáo » ảnh hưởng đến dân tộc Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam, hậu quả tương lai không ai lường được, nhưng lành ít dữ nhiều… Ngẫu nhiên hay tiền định?

Thế gian không phải là thiên đàng nên con người ở thế gian, dù đời hay đạo, vẫn có nhiều gian dối trong lối nghĩ và hành động! Giáo hội Việt Nam không cần thầy giảng mà cần gương sáng. Giáo dân Việt Nam không cần những mục tử làm thuê mà cần những mục tử nhân lành sống chết với đàn chiên.

Thiên Hạ Sự

May 19, 2010

Cuộc thắng thua trong ván cờ Giám Mục

Filed under: Tôn Giáo,Vietnam — tdnl @ 6:57 pm

Không ai trong giới truyền thông lại phủ nhận sự kiện thời sự nóng bỏng của xã hội Việt nam trong thời điểm nầy: Tình hình nhân sự trong hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Cho dù nội dung sự kiện hoàn toàn thuộc lãnh vực tôn giáo. Tuy nhiên, những hệ lụy của nó đã kéo theo cả một cơn sóng mang tính chính trị-xã hội rất đặc biệt. Bởi chưng, sự kiện nầy có liên quan đến một tập thể giáo dân Công Giáo đến 7 triệu người, trong khi tầm ảnh hưởng tinh thần của nó lại âm vang đến mọi thành phần xã hội, đến giới trí thức, đến lực lượng những nhà dân chủ tranh đấu cho tự do nhân quyền và chủ quyền của Đất nước Việt nam, đến cộng đồng những người Việt ở hải ngoại…

1. Trong một bối cảnh xã hội-chính trị như thế.

Trước khi đi vào chính đề, chúng ta cần ghi nhận một số sự kiện chính trị-xã hội-tôn giáo có liên quan và ảnh hưởng xa gần.

• Đảng Cộng Sản Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cơ cấu nhân sự cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng 1/2011.

• Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (1010-2010)

• Hội nghị Thượng đỉnh Phật Giáo (dự kiến diễn ra từ ngày 20-25/11/2010)

• Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Còn nếu tính đến các vấn đề nhạy cảm trong bối cảnh chính trị hiện thời tại Việt Nam, thì có thể liệt kê vài sự kiện lôi kéo sự quan tâm của quốc tế và quốc nội:

• Chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên đảo của Việt nam trong tương quan với Trung Quốc.

• Ý đồ của Trung Quốc tại Việt Nam qua con đường đầu tư khai thác bô-xít, mướn đất trồng rừng, xây dựng các trung tâm giải trí-thương mại…

• Phong trào của giới trí thức và các nhà dân chủ lên tiếng tranh đấu cho chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên đảo của Đất nước, đời sống tự do nhân quyền của người dân, tính chính danh của Đảng Cọng Sản Việt Nam và sự giải thể ý thức hệ Mác-Lê trong đời sống xã hội.

Điểm qua một số các sự kiện chính trị-xã hội-tôn giáo như trên, để chúng ta có một cái nhìn tương đối khách quan và tổng thể về một “sự cố xã hội” thuộc Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều người và được mổ xẻ, bình luận tương đối nhộn nhịp trên các phương tiện truyền thông.

2. Không là một câu chuyện nội bộ của người Công Giáo Việt nam

Nếu ai nghĩ rằng, cả những người trực tiếp trong cuộc, xem sự kiện Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Đà Lạt, đương kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt nam về làm Phó Tổng Giám Mục Hà Hội, và sự việc “nguyên” Đức Tổng Giám mục Mục Giuse Ngô Quang Kiệt vừa từ nhiệm để đi chữa bệnh, chỉ là một sự kiện tôn giáo đơn giản, bình thường, thuộc nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, không liên quan gì đến bối cảnh sinh hoạt xã hội chính trị Việt nam và cả trên toàn thế giới, thì thật quá ngây thơ, nếu không nói là một sự “thờ ơ và tránh né thiếu trách nhiệm”.

Bởi chưng, ngay trong nguyên tắc nền tảng mang tính thần học được thiết chế vững chắc và đầy đủ với Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” của Công Đồng Vatican II, thì: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại”[1]

Cho nên, xét về chiều kích mục vụ của Hội Thánh Công Giáo, việc được bổ nhiệm hay từ nhiệm của một vị Mục Tử thuộc hàng Giáo phẩm hay giáo sĩ, nhất là những vị đang nắm giữ những cương vị trọng yếu, thì điều cốt yếu không nhằm giải quyết yêu cầu cá nhân của đương sự mà là yêu cầu mục vụ của Dân Chúa. Trong trường hợp nầy, là yêu cầu mục vụ của Tổng Giáo Phận Hà Nội, và rộng hơn, của Giáo Hội Việt Nam.

Chúng ta nhận rõ điều nầy trong nội dung Tông Sắc Bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tòa Thánh đó là “lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên” (Xin trích):

“Thói quen của các Đấng Kế Vị Phêrô là nhận lời các vị Lãnh đạo Giáo Hội khi các ngài xin được giúp đỡ vì lý do chính đáng. Lúc nầy Hiền Đệ đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã xin cho mình một Tổng Giám Mục Phó để có thể lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên.”[2]

Tuy nhiên, nếu sự thay đổi, hay bổ nhiệm Giám Mục ở vào một thời điểm và một nơi chốn bình lặng, không có những phức tạp mục vụ và rắc rối chính trị liên quan, thì mọi sự sẽ diễn ra trong sinh hoạt bình thường, không có gì phải trăn trở, bàn luận.

Nhưng lần bổ nhiệm Phó Tổng Gám Mục Hà Nội nầy đã không diễn tiến cách bình thường. Và đây là 3 điểm nhấn “không bình thường” đó:

– 1). Biến cố nầy đi theo một chuổi các sự kiện khác [3], mà theo lý giải của nhiều nhà phân tích và dư luận truyền thông, đây là giải pháp cuối cùng cho một “kịch bản phức tạp” mà nạn nhân hay con chốt thí chính là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, là Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, như nhận định của chính Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, trong diễn văn chào mừng trong thánh lễ Nhậm chức của Đức Phó Tổng tại Hà Nội hôm 7.5.2010:

“Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.”

– 2). Biến cố nầy phải đối diện với một thực trạng mục vụ và chính trị đầy phức tạp, phân hóa và nhiễu nhương trên địa bàn Tổng Giáo phận Hà Nội mà địa điểm chính là Thủ Đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau đây là một vài đơn cử:

• Sự mệt mõi của cộng đồng Dân Chúa Hà Nội sau bao nhiêu cuộc tranh đấu bất thành kéo dài từ vụ Tòa Khâm, đất Thái Hà đến Thánh Giá Đồng Chiêm.

• Sự cương quyết loại trừ Đức Tổng Giuse khỏi Hà Nội của cấp lãnh đạo thủ đô, của đảng Cọng Sản.

• Sự đố kỵ của đồng bào Phật Giáo và các anh em khác đối với Công Giáo sau những chiến dịch tuyên truyền bài xích rầm rộ của ngành truyền thông nhà nước.

– 3). Biến cố nầy đan xen với nhiều sự kiện xã hội chính trị mang tính đối kháng với nhà nước đương quyền:

• Vụ trấn áp thiền viện Bát Nhã, đã gây ra một vết thương lớn trong lòng Giáo Hội Phật giáo Việt nam.

• Trong khi trước đó, đã nổ ra những cuộc biểu tình bất thành của sinh viên Hà Nội cũng như Sài Gòn phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng-Trường Sa.

• Những phê bình, góp ý của các nhân vật quan trọng, các nhà trí thức về vụ Bô-xít Tây Nguyên, về các hợp đồng cho Trung Quốc và các nước khác thuê đất trồng rừng dài hạn, xây dựng các khu vui chơi giải trí…

• Các cuộc nổi dậy đòi chủ quyền đất của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, của nông dân Nam Bộ, Trung và cả Bắc Bộ, các cuộc khiếu kiện tập thể của dân oan.

• Rồi đồng thời với các sự cố xã hội nổi cộm trên là sự xuất hiện càng lúc càng đông các tiếng nói phản biện và đòi dân chủ, tự do nhân quyền, đòi xét lại tính chính danh của quyền lảnh đạo của Đảng Cọng Sản, đòi giải thể ý thức hệ Mác-Lê… của các nhà trí thức trong cũng như ngoài nước, là đảng viên hay các nhân sĩ trí thức bình thường mà cao điểm là những cuộc trấn áp qua các bản án máy móc và vội vàng [4], đập phá các websites, khủng bố tinh thần và thể chất các đương sự…

Nếu gộp chung tất cả những sự kiện trên để nhìn dưới một lăng kính chính trị mang tính đố kỵ, hẹp hòi và thủ cựu mà đã trở thành “tội nguyên tổ’ của các chế độ độc tài Cọng Sản, thì có thể gọi tên đó là: “Diễn biến hòa bình”[5] (Xin trích)

“Từ năm 1945, hệ thống các nước XHCN được thiết lập trên khắp các châu lục. Ðể chống lại xu hướng lịch sử đó, đế quốc và các nước phản động khác (đứng đầu là đế quốc Mỹ), tìm mọi cách kéo giáo hội các tôn giáo vào cuộc chiến tranh “diễn biến hòa bình”, nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản ở các nước này.

Bằng cách lập ra những trung tâm thông tin, đêm ngày phát sóng tuyên truyền phát triển đạo, nói xấu Ðảng Cộng sản, kích động chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc, kêu gọi tín đồ đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi tách giáo hội khỏi sự kiểm soát của Nhà nước XHCN, gây mất ổn định chính trị xã hội nhằm tạo thời cơ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó…

Từ 1985 đến nay, thủ đoạn này được chúng sử dụng một cách triệt để. Hệ quả của nó là ở một số nước chính quyền không kiểm soát nổi dân, có nước bị chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản bị lu mờ (ví dụ Liên bang Nam Tư…).

Với những thủ đoạn nêu trên, có thể nói bọn đế quốc đã thành công trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc, tạo thành một đòn tấn công hiểm hóc vào một số nhà nước XHCN ở Ðông Âu, và Liên Xô, phối hợp với các mũi tiến công khác làm sụp đổ XHCN ở các nước này. Ngoài ra, chúng còn gây ra tình hình phức tạp ở nhiều khu vực khác như Tây Á, châu Phi, và nhiều nước như Ấn Ðộ, Trung quốc, Việt Nam, Mianma…” (Hết trích)

3. Khi thế cờ đã chuyển

Trên mặt trận xã hội và ý thức hệ, quả thật, đồng bào Công Giáo, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội và tại giáo phận Vinh, đã có lúc giành thế thượng phong trong việc đối đầu với lực lượng hùng mạnh của nhà nước mà đại diện là hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị tận răng với dùi cui, lựu đạn cay và chó nghiệp vụ. Hình ảnh của hàng ngàn người tay cầm cạnh vạn tuế biểu tình ôn hòa qua các con đường Hà Nội để đến dự phiên tòa các giáo dân tranh đấu, hay hình ảnh cả trăm ngàn người giáo dân giáo phận Vinh tuôn về Tòa Giám Mục Xã Đoài để mừng lễ Bổn mạng giáo phận với biểu ngữ liên đới với Tam Tòa mà không một lực lượng an ninh nào của nhà nước ngăn cản được, đã cho thấy sức mạnh tập thể của Giáo Hội Công Giáo lớn lao như thế nào.

Cũng trong thời điểm nhạy cảm đó, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã công bố một bản “Quan Điểm”[6] như là một “cú thăm dò” trong cuộc đấu tranh ý thức hệ mà điểm nhấn đó là “quyền tư hữu đất đai”:

“Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.”

Qua những sự kiện trên, quả thật, hình ảnh của Giáo Hội Việt Nam đã phần nào được nhiều người trong cũng như ngoài nước nể trọng và là nơi để họ đặt niềm hy vọng. Niềm hy vọng sẽ là điểm quy tụ, nối kết các lực lượng dân chúng không chịu cúi đầu thuần phục dưới sự lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng Sản để tìm một hướng canh tân dân chủ hóa đất nước.

Phải chi trước cái thế “thượng phong” nầy, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà người đại diện chính là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đồng lòng, hiệp nhất đi thêm một nước cờ, chấp nhận trả giá cho những thiệt thòi của bản thân, liên đới tích cực và mạnh mẽ với mọi thành phần thức thời trong nước chĩa mũi dùi tiến công sang mặt trận dân chủ, nhân quyền và chủ quyền quốc gia, liên đới với các tôn giáo bạn (chẳng hạn trong biến cố Bát Nhã), đoạn tuyệt dứt khoát với ý thức hệ Mác-Lê, đứng hẳn về phía những người nghèo nông dân và dân tộc ít người… thì chắc chắn sẽ có những chuyển biến lớn trong xã hội Việt nam hôm nay, hay ít ra, sẽ khẳng định dứt khoát vai trò quan trọng và vị thế cao quý của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Nhưng Giáo Hội Công Giáo đã không tận dụng được cơ hội ngàn năm một thuở nầy. Hội Đồng Giám mục Việt nam đã im lặng thúc thủ. Và như thế, thế cờ đã bị lật ngược.

Kể từ khi nhà cầm quyền Việt Nam nhận được tín hiệu từ “tín thư tháo ngòi nỗ” của Đức Hồng Y Bertone để giảm nhiệt cho điểm nóng Tòa Khâm và đất Thái Hà, kế tiếp là cuộc yết kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với ĐGH đương kiêm Bênêđictô XVI, và nối tiếp là một lô những “ân huệ” dành cho Công Giáo: trả lại nhiều hecta đất cho linh địa La Vang, cho Tòa Giám Mục Đà Lạt, tạo điều kiện thuận lợi để Công Giáo xây dựng các cơ sở to lớn như Tòa Giám Mục và ĐCV Xuân lộc, các cơ sở mục vụ Bắc Ninh, Bùi Chu, Thái Bình, rồi với một số các giám mục trẻ được tấn phong… coi như cuộc đối đầu nguy hiểm của thế lực Công Giáo với nhà nước Cọng Sản không còn là vấn đề quan trọng nữa.

Trong khi đó, với thủ đoạn nhà nghề đã sở hữu và thực hành nhuần nhuyễn, nhà nước Cọng Sản bắt đầu “bắn tỉa” và phân hóa Giáo Hội Công Giáo qua mặt trận ngoại giao và truyền thông.

Và kết quả là họ đang ở thế thượng phong. Biểu tượng “Ngô Quang Kiệt” đã bị bứng khỏi Hà Nội; Đức Tổng Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương kim CT/HĐGMVN được tiếp đón bằng những biểu ngữ tiếp đón không thiện cảm và bị đánh phá tơi bời hoa lá trên các mạng truyền thông; các chức sắc khác trong hàng ngũ HĐGMVN lần lượt bị đưa “lên đoạn đầu đài”… Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay chỉ còn là một trò cười trơ trẽn trong con mắt của nhiều cán bộ Cộng Sản và là nổi thất vọng mênh mông của nhiều trái tim đầy nhiệt huyết muốn đồng hành cùng Giáo Hội để quyết tử cho một đất nước Việt nam quyết sinh.

Cho dù có vớt vát cách nào như nội dung bài diễn từ [7] của Đức Giám Mục Thanh Hóa trong thánh lễ nhậm chức của Đức Tổng Phó Phêrô, thì cuộc cờ đã xuống thế hạ phong của Công Giáo không còn che dấu được. (Xin trích)

Nhưng nếu suy nghĩ một cách lạc quan, chúng ta cũng có thể rút ra những kết luận rất tích cực từ biến cố này. Điểm tích cực đầu tiên là mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu sắc hơn về vai trò và sứ mệnh của các phương tiện truyền thông thời hiện đại. Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam bước vào một giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học được bài học biện phân cách bình tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa dạng, đa chiều và phức tạp hơn.

Điểm tích cực thứ hai là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội.

Chắc chắn là ai trong chúng ta cũng đều muốn sự tốt đẹp cho Giáo Hội. Nhưng nếu vì yêu mến Giáo Hội mà chúng ta loại trừ nhau thì không còn gì mâu thuẫn bằng. Khác biệt nhau nhưng vẫn sẵn sàng nhường nhịn, yêu thương nhau, vì một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, đó mới là dấu chỉ chúng ta còn thuộc về Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập.

4. Thử tìm một số nguyên nhân thua thắng trên ván cờ hiện nay

Với tình hình hiện nay, có thể nói được, Giáo Hội Công Giáo đang là kẻ thua cuộc.

Chắc có nhiều người sẽ tự hỏi: “Trước biến cố đau buồn nầy, chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam, đang sốt sắng cử hành Năm Thánh 2010 mà bước đầu tiên là “đọc lại lịch sử”, những trang sử hào hùng của cha ông, sẵn sàng đổ máu vì đức tin, phải làm những gì ?”

Cứ để cho các bà mẹ đạo đức áp dụng thuộc lòng kinh “Tám Mối Phúc Thật” mà tự an ủi với điều “phúc cho ai bị bách hại vì chính đạo…”, hay để cho các giám mục, linh mục bằng cấp chữ nghĩa thần học đầy mình tiếp tục ca bài vọng cổ “Chúa Thánh Thần có cái lý của Ngài”, và để cho các đấng chức cao quyền trọng tại giáo triều Rôma hay tại các Tòa Giám mục sang trọng vỗ ngực nghênh ngang “Phêrô, con là đá, trên đá nầy Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và các thế lực hỏa ngục không thắng nổi”. Còn chúng ta, những giáo dân, linh mục tay lấm chân bùn, thường ngày đối diện với bao nổi oan khiên bức xúc do cái chế độ độc tài đảng trị thối nát tham nhũng bày ra, chúng ta biện phân rõ ràng: “Của César trả César. Của Thiên Chúa trả Thiên Chúa”.

Nhưng với nguyên tắc “biết người biết ta”, trước khi đề xuất công tác “Của César trả César”, chúng ta lại cần thử phân tích thêm đâu là những lý do khiến Giáo Hội Công Giáo phải tuột xuống thế hạ phong và đâu là những yếu tố giúp cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam chiếm thế thượng phong.

Lý do thứ nhất được cánh truyền thông mổ xẻ đó là: quyết định bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thay thế Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt của Vatican trong bối cảnh xã hội chính trị tại Hà Nội như hiện nay là một nóng vội đầy thất sách, nếu không nói là một sai lầm trầm trọng. Việc chấp thuận đơn xin từ chức của Đức Cha Kiệt đó là điều chính đáng. Đáng lẽ điều nầy cần được thông báo rõ mà không cần phải úp mở dấu diếm. Tại sao không thẳng thắn nói rằng, lý do Đức Cha Kiệt từ chức vì sức khỏe yếu đi trầm trọng do những áp lực của chính quyền dân sự trong cuộc tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam và chủ quyền của Giáo Hội trên những tài sản và cơ sở thờ tự của Giáo Hội địa phương. Trong khi đó, còn có bao nhiêu giải pháp khác để đáp ứng tình trạng một giáo phận trống tòa. Đâu cần gì cứ phải điều một Giám Mục khác để thay thế, một giải pháp mà có lẽ chính quyền thủ đô Hà Nội đang dài cổ trông mong để ít ra bộ mặt văn hóa nhân quyền của Hà Nội đỡ trơ trẻn trong đại lễ mừng 1000 năm Thăng Long. Và do đó, người ta có lý do để cho rằng: Đức Cha Nhơn chính là một “con đê tế thần” trong cuộc mặc cả ngoại giao giữa tòa thánh Vatican và nhà nước Việt Nam. Nội dung cuộc trả treo của đôi bên có thể là: Tổng Giáo Phận Hà Nội cần một giám mục ôn hòa để làm tiền đề khai thông lộ trình tiến đến quan hệ ngoại giao của Vatican và Việt Nam. Đứng trước một mục tiêu lớn nầy của Giáo Hội, làm sao Đức Cha Nhơn có thể từ chối. Và như thế, tiếng của dân (vox populi) đành chịu hiến tế trước “tiếng của Chúa” (vox Dei) mà người phát ngôn chính thức chính là Tòa Thánh Vatican. Điều nầy Đức GM Thanh Hóa có nhắc tới trong bài diễn từ hôm 7.5:

Quyết định của Đức Thánh Cha có thể không đáp ứng được sự chờ đợi nhân loại của một số con cái, nhưng vẫn là quyết định của Đấng Đại Diện Đức Kitô trên trần gian. Giáo Hội chỉ là Giáo Hội, Toà Thánh chỉ là Toà Thánh một khi chúng ta có khả năng chấp nhận chiều kích siêu phàm của Giáo Hội. Điều đó đòi buộc chúng ta phải hiến tế quan điểm riêng của mình để đón nhận và tuân phục Thánh Ý đấng thay mặt Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội.”[8]

Thế nhưng có người lại lý luận rằng: Tòa Thánh sở dĩ có quyết định như thế cũng phải tham khảo ý kiến các chuyên viên tư vấn về Giáo Hội Việt Nam, hoặc thông qua HĐGMVN, hoặc những chuyên viên về Việt Nam tại Giáo triều. Và người được xem là “kiến trúc sư” cho “kế hoạch mục vụ Hà Nội” là Đức ông Cao Minh Dung. Không biết có thực sự là như thế không ? Nhưng nếu quả thật Tòa Thánh chỉ nghe ý kiến của một người không hiện diện tại Việt nam, chưa có những kinh nghiệm xương máu về chế độ độc tài cộng sản, mà quyết định như thế, thì thật là thiếu sót. Và điều nầy, cần phải đặt lại vai trò cố vấn cho Tòa Thánh của HĐGMVN. Đứng trước một vấn đề mục vụ nan giải và phức tạp của Tồng Giáo Phận Hà Nội, là biểu trưng cho bối cảnh chung cả Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, HĐGMVN phải có tiếng nói tích cực, cụ thể và đầy trách nhiệm để giúp Tòa Thánh có những quyết định đúng đắn cho chính Giáo Hội Việt Nam.

Có thể nói đó là lý do thứ hai khiến cho Giáo Hội Công Giáo Việt nam thất bại trước người cộng sản. Bởi chưng, với cung cách điều hành và làm việc như hiện nay, chắc chắn HĐGMVN chỉ có thua mà thôi chứ không thể thắng được “sự ranh ma của con cái thế gian” mà đại biểu chính thức nắm quân cờ là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng ta hãy đọc thử những nỗ lực và phương pháp mà người cộng sản dùng để độc chiếm quyền lãnh đạo:

Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang ‘The Prince’ nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.

Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo ‘dân chủ tự do’ cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.

Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.”[9]

Với một đối thủ ranh ma, quỷ quái và tàn độc như thế, nếu chỉ một mực “đơn sơ như chim câu” mà không biết “khôn ngoan như con rắn” thì chỉ có từ chết đến bị thương. Hiện tại, Giáo Hội Công Giáo Việt nam đang bị thương trầm trọng chắc chắn một phần vì các vị mục tử của chúng ta chưa vận dụng đủ công thức “khôn như con rắn” của Chúa Giêsu để “trả cho Cộng Sản những gì thuộc Cộng Sản”.

Chúng ta không thể trách Tòa Thánh là không hiểu rõ bản chất trí trá của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nên đã có những quyết định không thích thích hợp; mà chúng ta hãy tự đấm ngực để nhận lấy thiếu sót vì chưa tích cực và trách nhiệm đủ trong việc phản ảnh đúng mức và tiên liệu chính xác những thực trạng mục vụ, chính trị và xã hội Việt nam để giúp Tòa Thánh đưa ra những định hướng và quyết định đúng đắn và ích lợi cho Giáo Hội cũng như đất nước Việt Nam.

Giáo Hội Việt Nam hôm nay nói được là có quá nhiều những mục tử khoa bảng. Giáo phận nào cũng đầy dẫy các linh mục, tu sĩ đi du học nước ngoài. Tuy nhiên, gần như không có những nhóm chuyên viên để làm việc chung và nghiên cứu tới nơi tới chốn các chuyên đề mục vụ nóng bỏng và cần thiết để tư vấn cho HĐGM, hầu có cơ sở vững chắc để đáp ứng các yêu cầu bức thiết đang tác động lên đời sống của Dân Chúa. Trong khi đó, mỗi năm HĐGM chỉ gặp nhau có 2 lần mà phần lớn nghị trình chỉ là để bàn thảo những vấn đề mang tính đạo đức truyền thống và nội bộ, không phản ảnh được những trọng điểm mục vụ mang chiều kích “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ”. Phải chăng đó là lý do thứ ba để Giáo Hội Công Giáo Việt nam trở thành người thua cuộc.

5. Đề nghị một thế cờ mới

Để gây lại niềm tin cho cộng đồng Dân Chúa Việt nam, đồng bào Việt Nam, các tôn giáo bạn không nằm trong qũy đạo Cộng Sản, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, thông qua HĐGMVN, cần những bước đi can đảm và mạnh mẽ như sau:

• Không để Giáo Hội rơi vào tình trạng “bị động” để loay hoay đối phó những vấn đề đã rồi. Phải chăng sự thành công của nhà cầm quyền Cọng Sản là đã khiến HĐGMVN bị lôi kéo vào “hồ sơ Tổng Giám Mục Hà Nội” để không còn thời gian mà lưu tâm đến những vấn đề sống còn và an nguy của Đất Nước, đang làm đau đầu các cấp lãnh đạo Cộng Sản hiện nay.

• Cần vượt lên trên những vấn đề chỉ liên quan đến quyền lợi của Giáo Hội (cơ sở, đất đai…) để vươn tới những yêu cầu thiết thân của toàn thể đồng bào Việt Nam: tự do, dân chủ, nhân quyền, y tế, giáo dục, môi trường, quyền lợi của nông dân và các dân tộc thiểu số…

• Phải nói thẳng và nói thật những điều đang ảnh hưởng đến sự tồn vong, phát triển và an nguy của đất nước: ý đồ trắng trợn của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam; sự cần thiết phải giải thể ý thức hệ Mác-Lê là yếu tố đem lại bao đau thương, mất mát, chia rẽ hận thù và chậm tiến cho dân tộc và đất nước; xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ do dân và vì dân…

• Phải là điểm tựa cụ thể và tích cực cho những người thành tâm thiện chí tranh đấu cho sự thiện, cho lẽ công bằng, cho tự do và độc lập chủ quyền của đất nước.

• Cùng với những chuyên mục mang tính mục vụ xã hội và chính trị, bản thân Giáo Hội rất cần “làm mới chính mình” mà có lẽ bước đi đầu tiên đó chính là: cần bổ sung và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, điều hành và cách làm việc của HĐGM sao cho hiệu quả, tích cực và thực sự đáp ứng các yều bức xúc của Giáo Hội và xã hội đương thời.

Có thể lúc nầy, nhà cầm quyền cọng sản tại Hà Nội mở tiệc ăn mừng chiến thắng trong ván bài ngoại giao và truyền thông đối với Vatican và Giáo Hội Công Giáo: chỉ cần một mũi tên bắn vào “Ngô Quang Kiệt” đã làm mất uy tín của Vatican, ít ra là đối với giới Công Giáo và đồng bào Việt Nam, đã khiến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị đặt trong tình trạng thảm hại (Hàng Giáo Phẩm bị xúc phạm và chắc chắn có sự chia rẽ, niềm tin của giáo dân vào HĐGM giảm sút, sự mệt mõi, ngán ngẩm của mọi thành phần Dân Chúa trước những thông tin bất lợi, Giáo Hội bị đặt trong thế co cụm, lấn cấn, không còn khả năng để tái tập trung đề xuất các chiến lược mục vụ thích hợp mà thụ động loay hoay với các vấn đề mục vụ tại chỗ…).

Và như thế, họ an tâm mà chuẩn bị nhân sự cho kỳ Đại Hội Đảng sắp tới để tiếp tục cai trị độc quyền, an tâm mà tổ chức mừng Thăng Long 1000 năm với tất cả hoành tráng và yên bình, an tâm đưa Phật giáo quốc doanh lên ngôi như biểu hiện rõ nét và cụ thể của tự do tôn giáo và truyền thống văn hóa Việt nam, an tâm mà chấp hành các chỉ thị của Trung Nam Hải trong các nhượng bộ về chủ quyền lảnh thổ và lảnh hải cũng như các hợp động ma quỷ để người Tàu hiện diện cùng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, an tâm mà trấn áp các cuộc biểu tình về Trường Sa, Hoàng Sa, về đền bù đất đai và quyền lợi của dân oan, an tâm dập tắt các tiếng nói đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào, an tâm bỏ ngoài tai các tiếng nói phản biện với thiện chí xây dựng đất nước Việt nam độc lập, dân chủ và phát triển vững bền…

Đứng trước hiện tình như thế, liệu những lời của sứ ngôn A-mốt sau đây có làm bận lòng các vị Mục Tử trong Giáo Hội Công Giáo nói chung và trong HĐGMVN nói riêng:

Lễ lạt của các ngươi, Ta chán ghét khinh thường; hội hè của các ngươi, Ta chẳng hề thích thú. Các ngươi có dâng lên Ta của lễ toàn thiêu…những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận, chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài. Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của các ngươi, Ta không muốn nghe tiếng đàn của các ngươi nữa. Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (Am 5,21-28)

Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xi-on, và sống an nhiên tự tại trên núi Sa-ma-ri, họ là những nhà lãnh đạo của dân đứng đầu các dân khiến nhà Ít-ra-en phải đến cầu cạnh. Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng dàn hát nghêu ngao; như Đa-vít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ !” (Am 6,1-6).

Ước mong sao sẽ có một ngày Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam chiếm lại được thế thượng phong trong cuộc chiến với “ma quỷ, thế gian và xác thịt” mà người đại diện hiện nay tại Việt Nam chính là chính quyền Cộng Sản. Amen.

Chú thích
[1] HC “Giáo hội trong thế giới hôm nay”, số 1, phần Nhập Đề.
[2] Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Phó Hà Nội
[3] Tòa Khâm sứ, đất giáo xứ Thái Hà, đồi Thánh giá Đồng Chiêm, Nhà thờ Tam Tòa…
[4] Vụ án 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân, các vụ án khác dành cho các nhà tranh đấu Dân Chủ như Trần Khải Thanh Thủy, Trần Anh Kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Vũ Cao Quận…
[5] “Ðịch lợi dụng tôn giáo” (Ban Dân Tộc-Tôn giáo tỉnh Lào Cai)
[6] Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay do Đức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 25-09-2008 tại Xuân Lộc.
[7] Diễn từ chúc mừng của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó chủ tịch HĐGMVN nhân ngày Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ra mắt cộng đoàn Dân Chúa tại Nhà thờ chính toà Hà Nội, 07-05-2010
[8] Tài liệu đã dẫn ở số 6
[9] Tài liệu mật CSVN: ”Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ”

Trần Đoan Hùng
VietCatholic News (19 May 2010 07:52)

May 18, 2010

Xin hãy giữ vững cây gậy mục tử

Filed under: Vietnam — tdnl @ 6:29 am

Nguyễn Văn Lục

Mới đây, tôi có dịp đọc lại một bài báo trên tờ La Presse, Montréal, ngày thứ sáu tháng tư, 2009 của linh mục Raymond Gravel thuộc giáo xứ Épiphanie, giáo phận Joliette với một nhan đề khá gay gắt: Messieurs les évêques: taisez-vous! (Các vị giám mục, xin các ngài im miệng lại.)

Linh mục Raymond Gravel muốn nhắc đến thảm trạng trẻ em bị sách nhiễu tình dục bởi một số chức sắc Thiên Chúa Giáo trong các địa phận như ở Boston, Hoa Kỳ hay ở Ái Nhĩ Lan (Ireland) mới đây.

Đây là một thứ scandal mà hầu hết các trường hợp xảy ra đều bị giáo hội che dấu. Rất ít thủ phạm bị trừng phạt. Và nó đã gây ra một phản ứng dây chuyền nơi các nhà thờ ở Ireland. Giáo Hoàng Benedict đành gửi thư bày tỏ sự xin lỗi công khai và xám hối. Thư sám hối đã được đọc ở tất cả các nhà thờ ở Ireland.

Nhưng mặc dầu có những lời sám hối chính thức như thế, nó cũng không đủ làm nguội và dập tắt được dư luận. Bởi vì hơn ai hết đáng lẽ Giáo Hôi phải chứng tỏ họ là chứng nhân của công lý, là lương tri của nhân loại đi trước và đứng trên cả pháp luật mới phải.

Giáo hội nói chung đã không làm nổi điều đó.

Nay Vatican trở thành tâm điểm cho những khủng hoảng niềm tin và quyền lực. Rất có thể nó đánh dấu một thời kỳ đen tối của giáo quyền La Mã!

Trong khi đó tại Việt Nam, giám mục Nguyễn Văn Khảm của tổng giáo phận Sài Gòn cũng như Hội đồng Giám mục lại bày tỏ một thái độ tiêu cực, bài bác các dư luận chống đối và tự coi Giáo hội mẹ là nạn nhân của dư luận bất công.

Được hỏi về vấn đề này trong dịp sang Mỹ tháng 3 vừa qua, giám mục Nguyễn Văn Khải đã trả lời một cách rất thiếu ý thức trách nhiệm đạo đức cũng như khôn ngoan, giám mục nói,

Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một điều là sức sống của giáo hội. Hình như các phương tiện truyền thông thích nói đến chuyện tiêu cực trong giáo hội Hoa Kỳ như vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em…và hình như phải làm rùm beng những chuyện đó thì mới thu hút người xem và người nghe. Nhưng có bao điều tích cực khác mà chúng ta không để ý đến”.

Thế nào là thích nói thế nào là rùm beng? Thế nào là dư luận bất công? Thích nói hay phải nói? Đọc lời tuyên bố trên, người viết đâm nghi ngờ những bài giảng của giám mục Khảm lúc còn là linh mục.

Tiếp đến khi được phỏng vấn về sự hiện diện của Hồng Y Phạm Minh Mẫn tại buổi lễ ở LA, Gíám mục Khảm vận dụng thánh kinh nhắc lại lời Chúa trong câu: Nước của tôi không thuộc thế gian này. Vì thế Chúa có đến trần gian này để làm chính trị đâu.

Đồng ý Chúa có thể không làm chính trị. Nhưng phần các lãnh đạo Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam thì chẳng những làm chính trị mà còn làm thứ chinh trị dấu mặt. Thứ chính trị theo đuôi và bợ đỡ.

Giám mục Nguyễn Văn Khảm viết Hồng Y Phạm Minh Mẫn sang Mỹ để “chủ sự một buổi lễ tôn giáo, để bày tỏ và củng cố sự hiệp thông giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn cũng như mối hiệp thông giữa cộng đồng Thiên Chúa Giáo Việt Nam Hải ngoại và giáo hội tại quê nhà.

Nhìn thực tế thì tôi không thấy Hồng Y có khả năng để tạo dựng bất cứ một mối Hiệp Thông nào? Sự hiện diện của ngài gây rối ren và khó chịu tạo thành một dư luận phản kháng của nhiều người.

Nhiều hội đoàn trong Thiên Chúa Giáo đến ngoài Thiên Chúa Giáo đã lập ra Ủy Ban Phản kháng sự hiện diện của Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Thêm vào đó là những thông cáo mập mờ của ban tổ chức buổi lễ để đánh lừa dư luận.

Người ta có cảm tưởng bằng mọi cách làm thế nào để Hồng y giáo chủ phải có mặt.

Giáo dân sẽ không dàn chào áp lực phản đối kiểu Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Minh Triết. Tuy nhiên điều dó không có nghĩa là Hồng y giáo chủ có đủ lý do để có mặt.

Đối với đa số những giáo dân cho rằng sự có mặt hay không có mặt của vị Hồng y không mấy quan trọng cho bằng sự phủ nhận vai trò chủ chiên ở trong ý thức của mỗi người.

Hồng y giáo chủ không còn có trong mắt của giáo dân hải ngoại nữa.

Sự phủ nhận ấy cho thấy vai trò chủ chiên không có chỗ đứng trong cộng đồng tín hữu hải ngoại nữa. Và sau buổi lễ, vị Hồng Y biến mất không biết đi đâu, làm gì. Cung cách hành xử như thế đã hẳn không phải cung cách của một người chủ chiên nữa.

Rõ ràng chỗ của ông không phải ở California, nhưng ở giữa những cộng đồng giáo dân đang gặp những cơn thử thách với nhà cầm quyền cộng sản.

Chỗ cần có mặt, cần đến thì lại không đến, chỗ không cần thì lại có mặt. Vai trò mục tử đối với đoàn chiên đã không làm trọn vẹn.

Ước gì tôi thấy được ngài Hồng Y giáo chủ, chống gậy mục tử đi hàng đầu, đứng giữa đám đông người thiên chúa giáo ở Thái Hà, ở Đồng Chiêm thay vì ở LA.

Tôi cũng ước gì giám mục Nguyễn Văn Khảm, thay vì chỉ thuyết giảng xuông, hãy nói lên tiếng nói của giáo dân Thái Hà, Đồng Chiêm.

Chỗ của các Hồng y, GIám mục – chỗ của mục tử – không phải ở Mỹ mà ở giữa đoàn chiên giáo dân đang bị sách nhiễu trong nước.

Phần Hội Đồng giám mục trong nước tạo ra những xôn xao, những tin đồn đủ loại. Ông Giám mục này từ Mỹ Tho sẽ về Sai Gòn, ông giám mục ở Sài Gòn kia sẽ thay thế chỗ của Tổng Giám mục Kiệt. Có sự trao đổi, mặc cả. Mặc cả thế nào không ai biết. Hư thật bao nhiêu cũng không rõ.

Rồi đùng một cái, Giám mục Kiệt từ giã Roma về lại Hà Nội trước sự ngạc nhiên của mọi người, vượt ra khỏi những tiên đoán, tin đồn.

Mong là từ nay, những việc bổ nhiệm giữ được tính cách trang nghiêm, thuần túy tôn giáo và không phải một cuộc đổi chác , mặc cả, đi đêm với chính quyền cộng sản.

Họ đã tha hóa quyền bính giáo hội thành những chức tước đầy tính cách trần thế và vật chất. Cho ai thì người đó được.

Và nếu không giữ được sự thuần khiết tôn giáo để rơi vào những manh múng cá nhân, những toan tính thế tục với danh vọng quyền lợi thì đó là dấu hiệu bi đát nhất của Hội Đồng Giám mục Việt Nam.

Đã có một số linh mục quốc doanh và còn lại 26 giám mục ai sẽ là giám mục quốc doanh?

Tình trạng ấy đã từng xảy ra, đã từng có những vị phá rào, đã từng có vị ra sách mà tiêu biểu là cuốn Bước Đường hành hương, hai tập, dày 710 trang mà ai đọc cũng phải sượng sùng.

Viết như thế là tự hạ thấp mình, tự bôi tro chát chấu vào mặt nhau để họ coi thường tất cả.

Phần người viết bài này, đã quá thấu hiểu những thứ ngôn ngữ hai mặt, ngôn ngữ dấu mặt che đậy hay ngôn ngữ úp úp mở mở trong các Thư Chung.

Đó là những lá thư chung nội dung kêu, rỗng tuếch và vô nghĩa. Nó không phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người Thiên Chúa Giáo. Nó cũng không hỗ trợ cho những đòi hỏi nhân danh quyền tự do tín ngưỡng hay quyền lợi của giáo dân Thiên Chúa Giáo.

Họa hiếm tôi mới đọc đọc được lá thư của Hội đồng giám mục gửi đến lãnh đạo chính quyền ngày 14-06-1991 trong đó có một vài điểm lên tiếng tích cực như: không được đồng hóa tổ quốc với xã hội chủ nghĩa và quyền tự do tôn giáo. Nhà nước không trả lời.

Thế là xong, đâu lại vào đấy.

Cho nên tôi rất lấy làm ái ngại cho những ai cứ dùng Thánh Kinh, lời Chúa để biện hộ cho những hành vi của mình.

Chúa có thể không làm chính trị, nhưng việc làm của Hồng Y và thái độ của một số giám mục hiện nay thì không giống Chúa.

Đã đến lúc cần một sự thẳng thắn và minh bạch. Đừng mang Chúa ra làm tấm bình phong che đậy nữa. Các hàng giám mục vẫn núp sau những lá chắn như các thư Mục Vụ, Thư Chung, Ngỏ lời với Giáo Dân. Như mới đây Thư Chung HĐGMVN kỳ 1/2010 gửi Cộng Đồng dân Chúa. Nhưng tôi có cảm tưởng Hội Đồng Giám Mục chọn lựa, cân nhắc từng câu từng chữ mà mục đích chính không phải để gửi cho giáo dân đọc mà để cho cấp lãnh đạo đọc.

Nội dung lá thư chung của Hội đồng giám mục viết được một câu ám chỉ xa xôi thế này:

Giáo Hội của Chúa ở khắp nơi cũng như trên quê hương đất nước chúng ta vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.”

Viết như thế là viết huề cả làng, năm nào cũng có thể sẽ viết lại như thế và tái diễn những câu chung chung vô tội vạ ấy. Năm sau lại tiếp tục còn những khó khăn, lại còn thử thách. Nhưng không một ai biết đó là khó khăn gì, thử thách gì.

Viết mà né, viết mà ngại úp úp mở mở. Nó thể hiện cái điều tệ hại nhất của con người sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa là sự sợ hãi.

Tôi tố cáo lên ở đây những thái độ ngụy tín [mauvaise foi] của những lá thư ấy và thấy thà không có chúng còn hơn.

Thà quý vị im lặng. Có cần tôi nhắc lại câu nói của linh mục Raymond Gravel trích dẫn ở đầu bài viết không?

Phải xóa đi cái đạo đức giả nhân danh những ngôn từ vốn không thực, vốn chỉ là bánh vẽ.

Cái tồi tệ nhất là sau mấy ngày họp hành, nghỉ ngơi của hội đồng giám mục, 26 vị tin tưởng và hân hoan thơi thới ra về vì tưởng rằng đã chu toàn trách nhiệm chủ chiên, đã nói lên được những “bức xúc” của Hội Đồng.

Ai trong số 26 vị lúc ký vào Thư Chung khi ra về còn nhớ được nội dung Lá thư chung ấy viết gì? Tác dụng của những lá thư chung đó đi đến đâu?

Quý vị đã quá ngây thơ khi xử dụng cái double language, ngôn ngữ hai mặt, thứ ngôn ngữ chung chung, ngoại giao, không chết ai cả.

Tôi gọi chúng là thứ “poisonous writing”, tự đánh lừa mình và đánh lừa người khác.

Và lúc nào cũng tự tạo cho mình một ảo tưởng là đã làm trọn sứ mệnh thiên chức được giao phó.

Và nếu chỉ nói giới hạn trong vòng hơn 30 năm qua, Hội đồng Giám mục đã không làm trọn nhiệm vụ chủ chiên của mình. Cây gậy chủ chiên nhiều lúc biến thành cây gậy ăn mày.

Chẳng hạn khi Hồng Y Phạm Minh Mẫn kêu gọi đối thoại và hòa giải với chính quyền cộng sản thì quả thực là tự lừa dối chính mình.

Trong hơn 30 năm qua, bất cứ cá nhân nào, đoàn thể nào hay tôn giáo nào còn hy vọng hão huyền là có thể đối thoại với chính quyền cộng sản là tham gia vào quá trình tự hủy hoại, tự lệ thuộc chính mình và tôn giáo mình.

Tự nó chế độ cộng sản là một điều xấu tự thân mà cố giám mục Phao lồ Lê Đắc Trọng để lại như sau, Communis-mus est intrinsere malus. (Cộng sản bản chất của nó là xấu.)

Câu này và câu nói của TT Nguyễn Văn Thiệu, xin tạc vào bia đá. Không xin ghi tạc vào đầu mỗi người để nhớ. Và tôi xin được phép ghi thêm câu nói của Lm Paul Deslierres, giáo sư linh hướng của 15 vị giám mục hiện nay khi các vị còn ngồi ghế nhà trường Giáo Hoàng Học Viện Piô 10, Đà Lạt mà tôi có nhiều dịp thảo luận với ngài về cộng sản. Tôi đã có lần hỏi ngài điều gì tồi tệ nhất trong một chế độ cộng sản?

Ngài nói văn tắt, đơn sơ và buồn bã là:

Điều tồi tệ nhất của người cộng sản là họ đã đánh mất cái hồn của một dân tộc.

Tôi nghĩ trong ba câu kể trên, câu nhận xét của Lm Paul Deslierres là thấm thía và sâu xa nhất. Xin gửi đến Gm Nhơn, Gm Oanh mà cha Paul Deslierres thường nhắc đến các học trò của ngài trong sự hân hoan, hãnh diện và quý mến.

Cho nên ta đừng hy vọng bất cứ điều gì nơi họ (cộng sản). Thưa Hồng y giáo chủ. Thưa các giám mục, thưa 15 vị học trò cha Paul Deslierres.

Hồng Y Mẫn hãy chứng minh là từ hơn 30 năm nay, chỉ kể từ sau 1975, giáo hội đã hòa giải được gì, đã đối thoại được gì với cộng sản, đã đạt được những thỏa thuận gì với cộng sản? Tất cả những thứ mà quý vị nhận được thật sự chỉ là những thứ mà quý vị đã đánh mất vào tay họ nay đòi lại cũng không xong.

Sự mất còn ấy nói sao cho vừa, cho đủ.

Phần tôi chỉ thấy sau 1975, giáo hội thiên chúa giáo như một số tôn giáo khác cũng đã gẫy thành nhiều mảnh, phân tán, chia lìa, và tự mỗi cá nhân tìm cho mình một con đường sống.

Xin ghi lại câu nhận xét phũ phàng ngay từ những ngày đầu tháng 7 năm 1975:
Thiên Chúa Giáo Việt Nam trong lòng chế độ cho thấy: Giáo hội miền Nam là giáo hội tư sản, nặng tinh thần thế tục, lòng đạo từ giám mục trở xuống thiếu chuẩn bị trở thành sa sút nên không có lập trường vững chắc như miền Bắc. Khi cộng sản vô đã vội vàng chấp nhận hoan hô, không phải để bảo vệ đức tin hay tinh thần cộng đồng Vatican cho bằng vì sợ khó khăn, sợ mất của, sợ tù đầy và sợ chết.

Nhận xét này không phải từ cố giám mục Lê Đắc Trọng mà của một giáo dân, một trí thức miền Nam viết cách đây hơn 30 năm.

Đã có một lá thư chung nào bày tỏ công khai, cụ thể về từng trường hợp, hay lên tiếng bênh vực những bất hạnh mà thiên chúa giáo đã phải lãnh chịu từ năm 1975 chưa?

Hay là sự im lặng chịu đựng, nếu không nói là đồng lõa. Một sự im lặng đồng nghĩa với sự “khôn ngoan” của con cái thế gian. Hãy nghe Mai Chí Thọ dằn mặt các giáo sĩ:

Nếu các quý vị không đi với chúng tôi thì có nghĩa là các vị không thể đoàn kết với chúng tôi, mà cũng có nghĩa là chống chúng tôi, không thể có nghĩa nào khác.”

Thế là quý vị “rét” co rúm lại.

Cái quan hệ giữa hàng giáo phẩm với chính quyền trồi sụt, đôi khi là thứ quan hệ đóng băng bất đắc dĩ và phải qua trung gian bọn tay sai của cộng sản là Ủy Ban Đoàn Kết như Huỳnh Công Minh.

Mỗi lần cái quan hệ đóng băng ấy trở thành bi kịch thì lại chỉ có tiếng nói đơn độc, tiếng nói cá nhân của một tu sĩ lên tiếng.

Đó là những tiếng kêu giữa sa mạc?

Thoạt kỳ thủy là tiếng nói bất khuất của Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền.


TGM Nguyễn Kim Điền (1921-1988)
Nguồn: vietcatholic.net

Đó là tiếng nói của lương tri, bất khoan nhượng. Ngày 3-7-1986, tổng giám mục Nguyễn Kim Điền đã gửi thư cho nhà nước cộng sản Hà Nội như sau:

Tôi sử dụng quyền làm người khi viết thư, đưa bản tin. Tôi thi hành nhiệm vụ tôn giáo giám mục khi gửi thư thăm Giáo Hoàng và cho Ngài một số tin tức tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm. Và tôi rất lấy làm vinh dự nhận lãnh tất cả biện pháp xử lý vì tôn giáo, vì nhân quyền. (…) Tù ngục và chết chóc, chủ chăn của anh chị em hôm nay sẵn sàng và vui lòng đón nhận như phần thưởng Chúa ban sau 25 năm làm giám mục và 22 năm được phục vụ giáo phận Huế.” (Thư viết ngày 19-10-1985).

Và căn dặn giáo dân:
Khi tôi bị bắt rồi thì anh chị em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm theo chữ ký mà người ta kể là của chính tôi.”

Không ai bắt các quý vị phải lên tiếng, nhưng đã có một ai có đủ can đảm đứng chung hàng ngũ với Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền.

Phải nghĩ lại điều này để tự xét mình.

Chỉ khi nào quý vị không sợ tù ngục, không sợ mất quyền lợi, chỉ khi nào quý vị vị can đảm chấp nhận hy sinh thì tiếng nói của qúy vị mới là tiếng nói của một mục tử tốt lành vì con chiên của mình.

Sau 1975, xin quý vị đừng mau quên. Hãy nhớ lại giáo Hội nói chung của miền Nam gặp biết bao kiếp nạn mặc dầu với một tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cởi mở và chấp nhận hợp tác với chính quyền mới.

Bọn họ chỉ lợi dụng tổng giám mục Bình và tiến hành triệt đề xiết chặt, bóp nghẹt Thiên Chúa Giáo.

Chưa đầy một tuần sau 30 tháng tư, 1975, TGM Nguyễn Văn Bình gửi tâm thư kêu gọi giáo dân phải hòa mình vào nhịp sống mới cũng trong tinh thần hòa hợp hòa giải:

Một trang sử mới đã mở ra cho dân tộc Việt Nam. Đây là một niềm vui chung của cả dân tôc. (…) Hơn mọi lúc, giờ đây người thiên chúa giáo phải hòa mình vào nhịp sống của toàn dân, đi sâu vào lòng dân tộc.

Gaudium et Spes. Anh em ơi. Hãy vui mừng.

Vui mừng đâu chưa thấy, chỉ thấy tai ương đổ xuống cho giáo hội miền Nam.

• Ngày 1-6-1975 : Trục xuất khâm sứ tòa thánh

• Ngày 15-8-1975, trục xuất giám mục Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Saì Gòn, sau đó biệt giam và chuyển ra Bắc, bị tù 13 năm trong đó có 9 năm biệt giam, được thả ngày 23-11-1988.

• Các chủng viện bị đóng cửa đồng loạt, bị giải tán và cơ sở thì bị trưng dụng.

• Cũng ngày thứ sáu 15-8-1975, trục xuất giám mục Paul Seitz, tác giả cuốn Le temps des chiens muets. (Thời của những con chó câm), địa phận Kon Tum ra khỏi Việt Nam. Ai là những con chó câm đây? Có quý vị nào trong Hội đồng giám mục viết được một cuốn sách có tính cách phản kháng?

• Ngày 7-7-1976, trục xuất các linh mục Dòng Tên ra khỏi Việt Nam, đóng cửa Giáo Hoàng Học viện Piô X, trong đó có Lm Paul Delierres, hiện nay 90 tuổi, ở Montréal, Canada. Giáo Hoàng Học viện là nơi đã đào tạo cho Việt Nam 16 giám mục hiện nay (một đã qua đời) đã xuất thân từ đấy.

• Ngày 7-10-1975, tất cả các trường thiên chúa giáo đồng loạt bị tịch thu hoặc “tự hiến” cho nhà nước.

• Ngày 12-2-1976 vụ nhà thờ Vinh Sơn với linh mục Nguyễn Quang Minh.

• Ngày 20-5-1987 đến lượt dòng Đồng Công ở Tam Hà, Thủ Đức.

• Toàn bộ các tuyên úy quân đội bị đi học tập cải tạo và khi được thả về nhiều vị sống vất vả, vất vưởng. Giám mục nào là người trách nhiệm lo cho họ?

• Toàn bộ các dòng nữ tu bị giải thể hoặc không có điều kiện vật chất để tồn tại.

• Nhiều linh mục đã chết trong tù như quý Lm Hoàng Quỳnh, Trần Phương Phi, Nguyễn Văn Vàng, Vũ Khánh Tường.


mạnh dạn chỉ ra những kẻ phản bội đàn chiên
Nguồn: mondes-normands.fr

Mất mát quá nhiều. Nào ai đã lên tiếng, mà nay đòi đối thoại? Đối thoại kiểu gì?

Trong các năm từ 1980-1990 là tiếng nói bất khuất của Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín.

Cuối tháng 11, năm 2000, đến lượt các linh mục Nguyễn Văn Lý, Phạm Văn Lợi vào cuộc với bản Tuyên ngôn về thực trạng thiên chúa giáo tại giáo phận Huế.

Chưa bao giờ có tiếng nói can đảm và quyết liệt của Hội Đồng Giám Mục. Đừng biến Hội đồng giám mục là một hội đồng chuột nói bằng thứ ngôn ngữ poisonous writing.

Hiện nay còn cho thấy chiều hường HĐGM ngày càng trở nên khiếp nhược, mềm yếu và bất lực.

Giáo hội Việt Nam nay bị thử thách không hẳn vì do cộng sản chèn ép, đè nén mà còn do các vị mục tử đã không làm trọn vai trò chủ chiên của mình.

Chỉ sợ họ sẽ không đại diện cho tiếng nói giáo dân mà đại diện cho chính quyền bạo lực cộng sản.

Cầu mong chúng ta có được những mục tử giữ được xứng đáng cây gậy mục tử của mình. Muốn thế, cần nhất loạt lên tiếng, cần mạnh dạn chỉ ra những kẻ phản bội đàn chiên.

© DCVOnline
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7347

May 16, 2010

Sự Cố Phạm Minh Mẫn

Filed under: Vietnam — tdnl @ 3:17 am

Thiên Hạ Sự

“Sự cố” là từ của đàn anh đại hán; đàn em, con cháu của Hồ Chí Minh nhập khẩu vào Việt Nam qua ngả Ba Đình Hà Nội. Tiếng ta gọi là trở ngại, bất thường… ai cũng biết, cũng hiểu…

Gọi là “sự cố” vì sự việc xảy ra ngoài ý muốn của mọi người: giáo hội, giáo dân, người Việt trong và ngoài nước, quan chức đứng sau lưng… và ngay cả cá nhân ông Phạm Minh Mẫn!

Người viết không dám ghi tước hiệu “Hồng Y” sau từ “sự cố” và trước tên Phạm Minh Mẫn vì làm như vậy là bất công: Bất công đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vì Giáo Hội đâu phải chỉ gồm ông Hồng Y và hơn ba mươi ông Giám Mục mà là tập thể hơn bảy triệu giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ, đại đa số sống đời sống xứng đáng, tốt lành. Sự cố này chỉ liên quan đến cá nhân ông Phạm Minh Mẫn, tứ nhân ban của Tổng Giáo Phận Sàigòn, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo và một nhóm nhỏ quan chức đạo đời đang chỉ đạo Tổng Giáo Phận! Thiên Hạ Sự tui không có ý bât kính đối với các phẩm trật trong Giáo hội, dù lớn hay nhỏ.

Từ ngày Sự Cố Phạm Minh Mẫn xảy ra – mùa hè 2008, trước ngày Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế giới ở Úc — vận không may cứ tiếp tục “đồng hành” với Hồng Y Phạm Minh Mẫn như hình với bóng. Các nơi mời Hồng Y Mẫn chủ tế trong các buổi lễ đại trào long trọng nối tiếp nhau “hủy bỏ” lời mời vì không muốn rước “cái xui” đến nhà mình: Ban Tổ Chức ngày Đức Mẹ La Vang 2008 ở Washington, D.C., Ban Tố Chức Ngày Thánh Mẫu 2008 của Chi Dòng Đồng Công ở bang Missouri… Sau đó, người ta không thấy Hồng Y Mẫn xuất hiện làm “mục vụ hải ngoại” (linh mục Nguyễn Hữu Lễ gọi là “mục vụ xin tiền;” Thiên Hạ Sự tui quen gọi nôm na là “công tác vắt sữa bò!” ) như những năm trước đó.

Để lâu cứt trâu hóa bùn. Những “cái đầu chỉ đạo” của Tổng Giáo Phận Sàigòn cầu mong như vậy. Sau gần hai năm, im hơi lặng tiếng, bộ tham mưu của Hồng Y Mẫn lại thử thời vận đưa con mồi đi trình làng với sự cộng tác của linh mục Nguyễn Trường Luân thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam ở Hoa Kỳ: Mời Hồng Y Mẫn chủ tế lễ đại trào trong dịp Đại Hội Lòng Thương Xót Chúa ở Long Beach vào ngày 11 tháng 4 năm 2010. Nhớ lại ba năm trước, cũng tháng 4-2007, sự hiện diện của hai giám mục Việt Nam đã gây huyên náo tiểu bang có đông đảo người Mỹ gốc Việt này.

Cộng đồng Việt Nam ở Cali sau khi nghe tin đã đoàn kết và phản ứng nhanh chóng. Ngày 18-03-2010, đại diện các đoàn thể, tổ chức đã hợp nhau ở trụ sở Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân ở Westminster, thành lập Ủy Ban Phản Kháng sự hiện diện của Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn Cộng Sản, đồng thanh kêu gọi Ban Tổ Chức Đại Hội Lòng Thương Xót Chúa, Linh mục Nguyễn Trường Luân, xét lại lời mời Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Ngày 22-03-2010, Ban Tổ Chức Đại Hội Lòng Thương Xót Chúa ra thông cáo buổi lễ sẽ do Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Los Angeles chủ tế. Như vậy sẽ không có Hồng Y Phạm Minh Mẫn tham dự!

Lần này, nhờ sự đoàn kết và phản ứng mạnh mẻ của Cộng Đồng Người Việt ở Cali, “sự cố Phạm Minh Mẫn” được giải quyết một cách thật ‘tốt đời, đẹp đạo!”

Người Việt Nam vốn “dễ tha thứ.” Nhưng có cái quên được, tha thứ được, có cái không, nhất là tánh bội ơn của những người ở vai trò lãnh đạo trước sự cùng khổ của quần chúng. Hơn 200,000 chiến sĩ quốc gia đã hy sinh bỏ mình bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng Hoà từ 1955-1975, bảo vệ tự do tôn giáo để tu sĩ các tôn giáo được hoãn quân dịch, bình an học tập ở các tu viện, chủng viện rồi đươc phong chức làm cha, làm thầy, làm sư… Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của chính nghĩa tự do Việt Nam từ năm 1948, chống lại chế độ cộng sản bất nhơn tay sai Nga Tàu, giống như cây thánh giá là biểu tượng thiêng liêng của đạo Chúa. Sự cố Hồng Y Phạm Minh Mẫn gọi cờ vàng ba sọc đỏ là “thói đời mang tính đối kháng” năm 2008, và sự cố Việt Gian Cộng Sản đập phá Thánh Giá ở Đồi Chiêm 2010 xảy ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng có cùng một ý nghĩa: xúc phạm đến biểu tượng thiêng liêng, cao quý nhất của một tập thể to lớn. Hồng Y Phạm Minh Mẫn (và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam!) không có một phản ứng gì trong vụ Đồng Chiêm cũng là điều dễ hiểu, vì Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã đi bước trước với lá cờ chánh nghĩa quốc gia.

Trong một canh bạc, lá bài ngửa, dù vô tình hay cố ý, là lá bài cháy, không còn giá trị. Tứ nhân bang thành Hồ (đã chết một Trương Bá Cần, còn lại ba, gồm Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ và Vương Đình Bích), Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo, và các bàn tay vô hình trong giáo tỉnh Sài Gòn… thật mưu mô xảo quyệt, áp dụng đúng sách lược dùng người của Hồ Chí Minh: vắt chanh bỏ vỏ!

Lá bài Phạm Minh Mẫn đã cháy! Năm nay Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng đến tuổi về hưu theo giáo luật (?). Cũng như người tiền nhiệm, Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, có hay không có Hồng Y Phạm Minh Mẫn, sinh hoạt tôn giáo ở Tổng Giáo Phận Sàigòn vẫn không có gì khác, vẫn hòa nhập, hiệp thông, “đồng hành với dân tộc,” “sống đạo giữa lòng dân tôc.” Nhưng “dân tộc” gồm những ai? Ba triệu đảng viên CSVG và gia nô hay 85 triệu dân lành đang bị áp bức? Đó mới là vấn đề chánh yếu!

Hồng Y Phạm Minh Mẫn đáng được đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Gian ban thưởng huân chương cao quý Đoàn Kết Dân Tộc như cố Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, Giám Mục Bùi Tuần (giáo phận Long Xuyên) và Giám Mục Nguyễn Văn Sang (giáo phận Thái Bình) trước đây.

Thiên Hạ Sự

Blog at WordPress.com.